10 lời khuyên giúp triển khai chiến dịch email marketing hiệu quả

<p style=”text-align: justify”>Nếu chỉ quan sát sơ lược bề ngoài, bạn sẽ thấy tất cả các chiến dịch email marketing đều giống nhau. Nhưng thực ra không phải vậy. Shawn Naggiar – trưởng bộ phận thuế của Act-on Software (Đạo luật về Phần mềm)- cho biết: Các nhà sản xuất cloud-based marketing-automation platform (nền tảng marketing tự động dựa trên đám mây) đã tận mắt nhìn thấy hoặc triển khai các chiến dịch email marketing đó. Họ biết những gì chúng làm được và không làm được. 10 lời khuyên sau đây của Shawn Naggiar về lĩnh vực email marketing sẽ giúp các doanh nghiệp làm email marketing hiệu quả và thông minh hơn thông qua các nhà cung cấp dịch vụ email marketing.
Nội dung bài viết
- 1 1. Phân phối, kiểm tra và giảm “bounce email”
- 2 2. Xác định đúng mục tiêu trước khi gửi email
- 3 3. Tạo ra một môi trường marketing mà mọi người có thể làm việc, trao đổi và giao lưu với nhau
- 4 4. Mang đến cho danh sách email của bạn cơ hội cạnh tranh
- 5 5. Đừng bỏ qua cơ hội để cải thiện tỉ lệ chuyển đổi
- 6 6. Bạn có 3 giây để tạo ấn tượng bằng một email cực ngắn
- 7 7. Coi email như một con người
- 8 8. Đừng bắt buộc khách hàng phải sử dụng cửa sổ xem trước (Preview Pane)
- 9 9. Nếu bạn không theo dõi các hành vi và số liệu về khách hàng thì bạn sẽ để mất các thông tin quan trọng
- 10 10. Hướng sự chuyển đổi qua các phương tiện social media
1. Phân phối, kiểm tra và giảm “bounce email”
Sử dụng danh sách các email được cho phép (Permission-based list) và dữ liệu sạch là lựa chọn tốt nhất để bạn có cơ hội nhận được phản hồi từ phía người sử dụng email. Hãy chắc chắn rằng: Giải pháp email của bạn có tỉ lệ phân phối email (Deliverability Rate) cao và có thể theo dõi các tin gửi đi hoạt động như thế nào (được phân phối, được click hay bị trả lại ). Nếu không bạn chỉ đang lãng phí tiền bạc vào việc marketing mà thôi.
Deliverability Rate là tỉ lệ email đã gửi thành công trong tổng số các email đã được gửi đi. Khi một email đã được gửi đi thành công thì vẫn chưa thể chắc chắn rằng nó đã nằm trong inbox của người nhận.
2. Xác định đúng mục tiêu trước khi gửi email
Hãy bắt đầu công việc email marketing của bạn với một danh sách email sạch. Danh sách đó chứa toàn bộ các khách hàng mục tiêu của bạn và nó tuân thủ các quy định về đạo luật CAN-SPAM. Bạn hãy xây dựng danh sách khách hàng mục tiêu dựa trên các hành vi và đặc tính riêng của họ. Đấy là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng và khuyến khích họ phản hồi lại cho bạn.
3. Tạo ra một môi trường marketing mà mọi người có thể làm việc, trao đổi và giao lưu với nhau
Các chiến dịch email của bạn, website, kênh social media và đội ngũ nhân viên bán hàng của bạn cần có thông điệp chủ đạo và lời tuyên ngôn giá trị (value proposition) giống nhau. Hãy cung cấp cho các khách hàng tiềm năng một cách thức để họ có thể dễ dàng phản hồi lại các lời đề nghị của bạn ở mọi nơi, mọi lúc. Nếu bạn làm được điều đó, khách hàng sẽ phản hồi lại cho bạn ngay khi họ thấy lời đề nghị đó.
Lời tuyên ngôn giá trị là lời khẳng định giá trị, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng.
4. Mang đến cho danh sách email của bạn cơ hội cạnh tranh
Bạn hãy xây dựng lòng tin với các khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp cho họ các cơ hội đăng ký opt-in, các tùy chọn khi gửi thư và các cài đặt riêng tư. Bạn nên theo dõi các nội dung có giá trị, các tin nhắn và các dòng tiêu đề có liên quan.
Phải tránh các “spam-trigger word” (Các từ ngữ làm kích hoạt bộ lọc thư rác) như: Free (Miễn phí), Discount (Giảm giá) hoặc Click. Bạn cần kiểm tra cẩn thận email trước khi gửi.
5. Đừng bỏ qua cơ hội để cải thiện tỉ lệ chuyển đổi
Khi phân tích sự thành công của một email, bạn phải xác định những gì mà người nhận email đã click vào, rồi so sánh với những thứ mà họ đã bỏ qua. Hãy chú ý vào nội dung của bạn, xem nơi nào mà đa số khách hàng tiềm năng đã chuyển hướng. Sau đó bạn có thể điều chỉnh các chiến dịch email trong tương lai dựa trên các kết quả này.
6. Bạn có 3 giây để tạo ấn tượng bằng một email cực ngắn
Để làm được điều đó, bạn phải trả lời được 3 câu hỏi sau:
- Tôi yêu cầu khách hàng làm việc gì?
- Tại sao họ nên quan tâm hoặc thực hiện yêu cầu đó?
- Để khách hàng có thể thực hiện yêu cầu đó, tôi có cần phải làm cho nó dễ hơn hay không?
Chỉ nên đưa ra một mục tiêu trong một email. Bạn nên đưa ra một “call to action” (lời kêu gọi hành động) rõ ràng và dễ thực hiện để đáp ứng mục tiêu đó.
7. Coi email như một con người
Hãy viết email như thể bạn đang trò chuyện với một người khán giả. Bạn nên thiết lập cuộc trò chuyện với khách hàng bằng cách hỏi ý kiến của họ và trình bày các nội dung mà sắp tới bạn sẽ sử dụng. Và bất cứ khi nào có thể, bạn hãy nhận email từ những con người thật, ví dụ như: CEO (Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành), CMO (Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing), CP of Sale hoặc các mối liên hệ thích hợp khác.
8. Đừng bắt buộc khách hàng phải sử dụng cửa sổ xem trước (Preview Pane)
Đừng khiến các khách hàng tiềm năng phải click vào dòng chữ “Download image” (Tải hình ảnh) thì mới hiểu được những thứ mà bạn đang cung cấp cho họ. Hãy tập trung sự chú ý của khách hàng vào thông điệp của bạn và lời kêu gọi hành động trong email. Bạn phải giảm kích thước banner xuống và làm cho nó “có thể click được” (tức là tạo liên kết cho banner đó).
Hãy rút ngắn bề ngang của các hình ảnh đồ họa, di chuyển lên một tin nhắn quảng cáo, hoặc thêm một hộp tiêu đề (header box) để tăng tỉ lệ phản hồi của người đọc.
9. Nếu bạn không theo dõi các hành vi và số liệu về khách hàng thì bạn sẽ để mất các thông tin quan trọng
Các số liệu về nhân khẩu học, tâm lý học, các tương tác online và offline, các giao dịch và phản hồi của khách hàng sẽ làm rõ hơn các thông tin cá nhân về họ. Các số liệu đó thường được sử dụng để làm cho các cuộc liên lạc trở nên cá nhân, thích hợp và kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc bán hàng.
Hãy tạo ra các cuộc thảo luận bên ngoài inbox và tích hợp yếu tố xã hội vào bằng cách tạo ra một trang có khả năng chia sẻ các nội dung social media. Khi có một khách hàng tiềm năng chia sẻ nội dung đó, bạn hãy theo dõi xem nó “lây lan” như thế nào để thu được kiến thức nhằm áp dụng cho các chiến dịch email sau này. Chia sẻ qua các mạng xã hội chính là một phương thức viral marketing mới.
Viral marketing (Marketing lan truyền) được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, tương tự như cách thức lan truyền virus từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân.
Hình thức marketing này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể/muốn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, nhằm tạo ra tiềm năng phát triển theo hàm mũ.
Sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu… như những con virus. Các chiến dịch như vậy đã lợi dụng sự nhân rộng nhanh chóng để làm bùng nổ một thông điệp lên đến hàng ngàn, hàng triệu người biết.
Nguồn: businessnewsdaily.com
Dịch và chỉnh sửa bởi www.zetamail.vn
Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi bạn copy bài viết này sang các trang khác