chiến dịch email marketing

Điều gì lại có thể “giết chết” chiến dịch email marketing của bạn. Không thể phủ định tốc độ phát triển như vũ bão và lợi ích của các chiến dịch email marketing mang lại. Tuy nhiên một vài suy nghĩ sai về gửi thư điện tử có thể “giết chết” chiến dịch email marketing của bạn và rẽ nhầm hướng so với mục tiêu ban đầu.

1. Không bao giờ lọc danh sách email

Khách hàng nằm trong chiến dịch gửi email marketing của doanh nghiệp bạn không tương tác  (những người không mở hoặc nhấp vào thư) nên bị loại bỏ khỏi danh sách thông qua quá trình “rũ bỏ” đã được thiết lập từ các công cụ gửi email marketing.
Danh sách email trung bình mất 25% số liên lạc hoạt động mỗi năm.

Tại phần mềm Email marketing ZetaMail với mỗi mail được gửi đi, hệ thống sẽ tự động lọc các Email Hỏng, Hủy nhân thư với mỗi lần gửi, ngoài ra bạn có thể lựa chọn chỉ gửi đến các liên hệ đã Mở hoặc nhấp vào liên kết trong thư 1 cách dễ dàng

2.  Ẩn chức năng hủy đăng ký của khách hàng ( Unsubscribe)

Việc hủy đăng ký không phải là xấu. Trên thực tế, hủy đăng ký chỉ đơn giản là khách hàng muốn nói với bạn rằng họ không còn muốn nhận tin nhắn, email gây phiền hoặc các sản phẩm dịch vụ của bên bạn không hữu ích. vì thế không nên ẩn chức năng hủy đăng kí của khách hàng.

3. Chỉ những người gửi thư rác mới có danh sách xấu

Các danh sách xấu có thể tồn tại các bẫy spam để tìm người gửi email rác. các bẫy SPAM này được gói tắt là SPAM-TRAP là những địa chỉ email đã lâu không được chủ hòm thư sử dụng và bị cái ESP chưng dụng để lọc những người gủi thư rác ( Đó là tại sao chúng ta không nên gửi thư đến danh sách cũ hơn 6 tháng, 1 năm )

*Tóm lại, bạn cần danh sách được cập nhật liên tục, có sẵn 1 đường liên kết hủy đăng ký dưới mỗi email và tuân theo Đạo luật Can – Spam, nguyên tắc gửi email marketing tránh khỏi bộ lọc spam

4. Gửi email càng nhiều doanh thu càng lớn

Đây là sai phầm phổ biến, bạn cần phân bổ hợp lý tần suất gửi email sao cho không khiến lượng thông tin gửi đến người nhận bị NHÀM CHÁN, và không dem lại chút giá trị nào cho họ.

Thời điểm nào tốt nhất để gửi email phụ thuộc vào từng Ngành nghề dịch vụ hay thông tin mà bạn cung cấp,

Gửi thư điện tử có thể giúp doanh thu tăng lên một cách nhanh chóng, nhưng bạn càng gửi nhiều đến danh sách email của mình, thì càng ít người tham gia đồng nghĩa với lợi nhuận càng giảm. Vì vậy tốt hơn là kiểm tra và xem xét thời gian gửi bài hợp lí đối với danh sách email của công ty mình.

5. Hình ảnh càng nhiều càng tốt

Hình ảnh được xem yếu tố có thể níu chân độc giả, hình ảnh hấp dẫn độc đáo giống như một phép thuật có thể thôi miên người nhận nhấp chuột vào mở đọc thư. Nhưng việc lạm dụng sử dụng quá nhiều hình ảnh có thể không hỗ trợ tốt cho việc gửi thư điện tử của bạn, trong một số trường hợp có thể làm giảm tính hấp dẫn của email đặc biệt là khó khăn trong việc bố trí email cho hợp lí. Hãy chắc chắn rằng tỷ lệ văn bản trong hình ảnh của chiến dịch quảng cáo email marketing là gần 60:40 hoặc 70:30.

Bạn cũng có thể xem thêm ở đây cách thiết kế một Email Marketing Template chuyên nghiệp

6. Luôn sử dụng GIF

GIF trong các phần mềm gửi email marketing giúp cho thư của bạn xuất hiện độc đáo hơn, nhưng không phải các GIF lúc nào cũng “trôi dạt” một cách chính xác. Trước khi thêm GIF, hãy đảm bảo điều đấy là cần thiết và chắc chắn sẽ hiển thị trên thiết bị của người nhận

7. Luôn luôn bao gồm giảm giá trong dòng tiêu đề email marketing

Không phải lúc nào chữ “giảm giá” trong dòng tiêu đề của email cũng thu hút được khách hàng. Nhiều quan niệm cho rằng giảm giá chỉ là một chiêu thức “treo đầu dê bán thịt chó” của các nhà tiếp thị vì thế khách hàng dễ dàng bỏ qua các email có tiêu đề thư dạng như thế.

Nếu thư của bạn buộc phải chứa từ giảm giá hãy làm cho tiêu đề trở nên khác lạ và độc đáo hơn thay vì các tiêu đề có các con số truyền thống như 20%, 50%…cái gì đó độc đáo, thay vì 20% phổ biến, 50% hoặc 75%. 11 cách đặt tiêu đề Email thu hút Khách hàng “Ngay Lập Tức”

8. Hình động (Emojis) làm cho email thú vị hơn và tăng tỷ lệ mở

Hình động trong thư điện tử đã làm cho các chiến dịch quảng cáo email marketing được gửi đi có sắc thái và biểu cảm hơn. Tuy nhiên các hình động lại đi xa hơn so với các mục tiêu ban đầu. Một email nhấp nháy, rung lắc không thực sự là trải nghiệm tốt đối với người tiêu dùng. Thực tế các email bị liệt vào spam là do sử dụng các hình động này trong dòng tiêu đề.

9. Không bao giờ gửi email tiếp thị vào cuối tuần

Các chiến dịch email marketing thường nhắm vào các ngày trong tuần mà ít chú ý đến các ngày cuối tuần bởi theo họ khách hàng có xu hướng tập trung cập nhật email trong các ngày làm việc hơn, cuối tuần là thời gian dành cho việc thư giãn tuy nhiên nhiều bạn quên rằng trên các thiết bị di động hiện nay có hỗ trợ tính năng bật thông báo khi có email đến và khách hàng hoàn toàn có thể đọc các email đó vào dịp cuối tuần.

Vì vậy hãy cân nhắc việc gửi thư điện tử vào dịp cuối tuần khi đảm bảo email đáp ứng trên tất cả các điện thoại thông minh. Giống như ngày trong tuần, thời gian bạn gửi tin nhắn của bạn không quan trọng bằng việc đảm bảo rằng người nhận của bạn đã tương tác với tất cả (hoặc hầu hết) tin nhắn bạn gửi nói chung.

10. Đánh giá cao tính cá nhân hóa

Tính cá nhân hóa trong email marketing nhằm kết nối giữa người nhận và người gửi, do đó hầu hết các dịch vụ email marketing khuyến khích bạn sử dụng tính năng này bất cứ khi nào có thể. Điều đó không có nghĩa là có thể thay thế hoàn toàn cho tên hoặc gửi tin nhắn đến các nhóm khách hàng đã phân khúc.

Tại ZetaMail việc cá nhân hóa luôn được khuyến khích và được tích hơp sẵn trong trình soạn thảo văn bản, bạn có thể đăng ký dùng thử phần mềm email marketing miễn phí gửi 100 email.

Hoặc truy cập tài liệu hướng dẫn cá nhân hóa nội dung email của chúng tôi

11. Chèn càng nhiều các liên kết trong một email càng tốt

Việc chèn thêm các liên kết nhằm giúp người nhận có nhiều lựa chọn và muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ của bạn giúp khách hàng tương tác tốt hơn với doanh nghiệp. Bạn có thể nghiêng để cung cấp cho người nhận nhiều tùy chọn trong thư của bạn để. tương tác. Chèn càng nhiều link không hẳn là tốt mỗi email chỉ được phép chèn không quá 2 link nếu không sẽ dễ bị liệt vào danh mục thư Spam, hơn nữa khách hàng dễ bị “đứt mạch” khi đang tìm hiểu thông tin lại phải nhấp tiếp chuột mới có thể xem được. Vì thế hãy để cho khách hàng biết chnh xác họ sẽ được những kiến thức gì để click vào ngay khi họ mở email của bạn.

12. Tất cả người nhận về cơ bản là giống nhau và sẽ nhận được cùng một nội dung

Nhiều người cho rằng tất cả các địa chỉ email sẽ cùng nhận một nội dung và hình thức tiếp thị giống nhau. Tuy nhiên nếu muốn tăng sự tham gia tương tác của khách hàng hãy phân chia danh sách email người nhận và gửi thông điệp phù hợp nhắm đúng mục đích đến từng đối tượng khách hàng cụ thể.

13. Văn bản đầu đề trước (Preheader) không quan trọng

Preheader là văn bản xuất hiện đầu tiên người nhận thư nhìn thấy khi mở email sau dòng chủ đề trong một hộp thư đến. Preheader được xem là phần mào đầu hấp dẫn để mời gọi khách hàng tìm hiểu thêm về dịch vụ của bạn bằng việc click chuột đọc thư. Tuy nhiên marketer bỏ qua phần này mà đi thẳng vào việc viết tiêu đề thư.

14. Có một thời gian hoàn hảo để gửi

Chưa có một cuộc nghiên cứu nào cụ thể về thời gian đẹp nhất để cácphần mềm hỗ trợ gửi email thực hiện chức năng gửi email cho khách hàng. Tuy nhiên nếu xem được số liệu thống kê lượt tương tác của người nhận từ các lần gửi trước bạn có thể xác định được các nhóm khách hàng mở thư ở thời điểm nào trong ngày. Doanh nghiệp có thể chọn đúng thời điểm, lên lịch sẵn đối với danh sách email đã được phân khúc sẽ giúp chiến dịch quảng cáo email marketing sẽ đạt hiệu quả cao hơn… (Còn tiếp)

Trên đây là bài viết: 28 cách hiểu sai có thể “giết chết” chiến dịch email marketing ( Phần 1)

Đón đọc 28 cách hiểu sai có thể “giết chết” chiến dịch email marketing của bạn trong Phần 2 nhé.

Nếu bạn có nhu cầu gửi email marketing hãy tham khảo về Dịch vụ email marketing của ZetaMail nhé!                                                                                                    

                                                                                      Nguồn: SenGrid

                                                                                   Dịch và chỉnh sửa bởi Blog email marketing – Zetamail