Cải thiện Email Marketing

Khi nói đến việc cải thiện Email Marketing, nhằm thu hút người đăng ký, thúc đẩy doanh thu,.. người ta thường dùng nghệ thuật thuyết phục, nghệ thuật viết tiêu đề hay cách sử dụng Call-to-action ,… Thế nhưng lại ít ai áp dụng những thủ thuật tâm lý học để cải thiện chiến dịch Email Marketing của mình.

Biết cách mọi người nghĩ và điều gì ảnh hưởng đến hành vi của họ là điều cần thiết trong Marketing. Trên thực tế, sử dụng tâm lý học có thể giúp Email Marketing hiệu quả và nổi bật hơn. Cũng như tăng tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp của Email. 

Cùng Zetamail xem xét kỹ hơn 4 thủ thuật tâm lý mà bạn nên sử dụng trong các chiến dịch email của mình.

1. Sự khan hiếm

Sự khan hiếm dựa trên nỗi sợ hãi của việc bị bỏ lỡ, mất cơ hội được gọi tắt là FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ). Khi sản phẩm/dịch vụ có số lượng có hạn, khách hàng sẽ có cảm giác cần phải mua ngay sản phẩm/dịch vụ này.

Trong một thử nghiệm, các nhà nghiên cứu Mittone & Savadori đã yêu cầu 180 sinh viên đại học chọn từ một loạt các vật dụng bao gồm: bút bi, thước kẻ và bút chì. Một số mặt hàng có số lượng ít trong khi những mặt hàng khác lại dồi dào. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sinh viên có nhiều khả năng chọn các mặt hàng có nguồn cung hạn chế. Và họ kết luận rằng sản phẩm có thể tăng giá trị cảm nhận khi số lượng ít hơn. Hành vi này được hiểu là “the scarcity bias” (thiên vị khan hiếm).

Một ví dụ điển hình về cách sử dụng sự khan hiếm là trong ngày Black Friday, khi các chương trình giảm giá chỉ xảy ra trong một thời gian giới hạn – cho dù đó là một ngày. 

Cách sử dụng sự khan hiếm cải thiện Email Marketing

Sự khan hiếm là một chiến thuật tuyệt vời để cải thiện Email Marketing hiệu quả hơn. Nếu bạn kinh doanh thương mại điện tử, bạn có thể gửi email quảng cáo phiên bản giới hạn hoặc sản phẩm cung cấp có hạn. Nếu bạn là một blogger hoặc tác giả, bạn có thể cấp quyền truy cập giới hạn thời gian vào nội dung để thu hút nhiều người đăng ký hơn nhấp vào liên kết của bạn.

zetamail.vn/wp-content/uploads/2020/11/Cai-thien-Email-Marketing-1.png” alt=”Cải thiện Email Marketing” class=”wp-image-5898″/>
Cải thiện Email Marketing bằng “sự kham hiếm”

Trong ví dụ này, Barnes & Noble nhắc nhở khách hàng rằng chỉ còn thời gian giới hạn để tận dụng ưu đãi giảm giá 15% của họ. Bằng cách sử dụng các cụm từ “thời gian đang trôi qua” và “sắp hết hạn”. Barnes & Noble đang tạo ra cảm giác cấp bách cho khách hàng để mua sản phẩm của họ trong đợt giảm giá.

2. Tính độc quyền

Cảm giác “độc quyền” đánh vào nhu cầu của con người về cảm giác thân thuộc và lòng tự trọng cao. Theo Thứ bậc nhu cầu của Maslow, đây là hai nhu cầu tâm lý thiết yếu của chúng ta. Làm cho khách hàng cảm thấy rằng họ là một phần của điều gì đó là một cách tuyệt vời để biến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn từ MUỐN thành NHU CẦU. Và điều đó giúp tạo ra nhu cầu lớn hơn.

zetamail.vn/wp-content/uploads/2020/11/Cai-thien-Email-Marketing-2.jpg” alt=”Tháp nhu cầu của Maslow” class=”wp-image-5899″/>
Tháp nhu cầu của Maslow

Cách sử dụng tính độc quyền trong các chiến dịch Email Marketing

Áp dụng tính độc quyền cho một chiến dịch Email Marketing có thể là cung cấp một sản phẩm cao cấp với giá cao cho những người thích sự sang trọng. Hoặc bạn có thể sử dụng ngôn ngữ có ngụ ý độc quyền, như: “chỉ dành cho thành viên” hoặc “chỉ dành cho bạn”… khiến người đọc cảm thấy đặc biệt.

Ngoài ra, bạn có thể thiết lập một nhóm thành viên hoặc đặt tên cho người đăng ký của mình. Chẳng hạn Adidas đã mở một “Câu lạc bộ những người sáng tạo”. Các thành viên nhận được chiết khấu, phần thưởng độc quyền và tin tức mới nhất liên quan đến Adidas. Trong email dưới đây, Adidas đang quảng cáo các lợi ích độc quyền của câu lạc bộ đó để giúp khách hàng có thêm lý do để mua sắm.

Cải thiện Email Marketing
Email Marketing áp dụng “Tính độc quyền”

Bạn cũng có thể sử dụng nguyên tắc độc quyền khi yêu cầu khách hàng cung cấp dữ liệu có giá trị. Nếu bạn muốn khách hàng tham gia một cuộc khảo sát, hãy thử nói: “ bạn đã được chọn để tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi”, thay vì “vui lòng tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi”. Bằng cách dùng đại từ nhân xưng “bạn” và cho biết rằng họ là người được chọn trong vô vàn người ngoài kia sẽ khiến họ cảm thấy có giá trị hơn.

3. Có đi có lại (Reciprocity)

Chắc chắn sẽ không có gì ngạc nhiên khi khách hàng của bạn phản ứng tích cực với những sản phẩm/dịch vụ miễn phí.

Nếu bạn đã từng nhận được chiếc kẹo cao su sau khi ăn tại một quán ăn nào đó, thì bạn đã là nạn nhân của nguyên tắc này. 

Bài học ở đây là việc cho đi một thứ gì đó miễn phí sẽ khiến người nhận có nhiều khả năng làm điều gì đó cho bạn hơn. Và đó là lý do tại sao các doanh nghiệp muốn tặng quà miễn phí khi mua hàng hoặc dùng thử miễn phí một tháng.

Cách sử dụng tính có đi có lại trong các chiến dịch Email Marketing

Trong marketing của bạn, có rất nhiều cách để tận dụng nguyên tắc “Có qua có lại”. Bạn có thể gửi khách hàng một ebook độc quyền, tới một background máy tính miễn phí,.. Chỉ cần chắc chắn bạn đang cho đi một thứ miễn phí trước khi bạn yêu cầu nhận lại một cái gì khác.

Email Marketing hiệu quả
Cải thiện Email Marketing bằng tính “Có đi có lại”

Ví dụ: Tác giả Liz Gavin – Tác giả của hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng đã cung cấp cho độc giả một câu chuyện độc quyền nếu họ đăng ký nhận Email của cô ấy.

4. Chứng minh xã hội (Social Proof)

Khi quyết định mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó, bạn có hỏi thăm ý kiến của bạn bè, người thân? Hay thấy những người nổi tiếng nói về sản phẩm/dịch vụ đó nên quyết định mua hàng? Tất cả những hành động đó được gọi là Social Proof (Chứng minh xã hội).

Đánh giá của khách hàng và đề xuất của người khác có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý mua hàng của bạn. Đó cũng là lý do vì sao các nhãn hàng thường lựa chọn những KOLs nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu cho mình.

Theo Viện Tiếp thị Kỹ thuật số , 46% người tiêu dùng dựa vào các đánh giá và đề xuất của người có ảnh hưởng về thói quen mua hàng của họ.

Cách sử dụng bằng chứng xã hội trong các chiến dịch Email Marketing

Bằng việc sử dụng triệt đề đánh giá của khách hàng và xếp hạng sản phẩm của bạn sẽ khiến “bằng chứng xã hội” trở nên thuyết phục hơn. Cho người khác thấy rằng khách hàng cũ thích sản phẩm hoặc nội dung của bạn là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng mới.

BakeKits sử dụng bằng chứng xã hội trên trang web của họ bằng cách liệt kê báo chí và phương tiện truyền thông đưa tin mà họ đã nhận được. Khi phát triển, họ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý của giới truyền thông – và bây giờ ngay cả Gordon Ramsay cũng theo dõi họ!

Ví dụ về thủ thuật chứng minh xã hội
Ví dụ về thủ thuật “bằng chứng xã hội”

Các tổ chức từ thiện cũng có thể sử dụng bằng chứng xã hội để tăng các khoản đóng góp. Bằng cách hiển thị số người đã quyên góp cho một mục đích, tổ chức từ thiện có thể khuyến khích những người khác làm điều tương tự.

Kết luận: Cải thiện Email Marketing bằng tâm lý học hành vi

iệc thực hiện 4 thủ thuật tâm lý này không chỉ cải thiện Email Marketing mà còn có thể thúc đẩy doanh nghiệp của bạn bằng cách giúp thu hút khách hàng hoặc người đăng ký mới.

Khi sử dụng các thủ thuật này, hãy phân tích cách chúng hoạt động để biết điều gì phù hợp với khách hàng của bạn, điều gì không. Từ đó điều chỉnh cách sử dụng các thủ thuật này cho các chiến dịch tiếp theo của mình.