5-cach-tang-ty-le-mo-email-marketing]

Tỷ lệ mở email thấp, phần trăm trả về không cao, cách tăng tỷ lệ mở email thế nào… là đau đáu của những doanh nghiệp đang triển khai chiến dịch Email Marketing. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mở email trung bình của tất các ngành là 20,81%. Nếu tỷ lệ mở Email của bạn nằm dưới con số này. Đừng lo lắng, Zetamail đã tìm ra 5 giải pháp để khắc phục triệt để vấn đề này.

Một nghiên cứu từ Radicati Group cho thấy có 4,9 tỷ tài khoản email trên toàn thế giới, 225 tỷ email được gửi và nhận mỗi ngày. Điều này tương đương với việc người dùng trung bình nhận được 92 email trong một ngày. Trong đó, có vô số email bị bỏ qua một cách không thương tiếc. Vậy nên, email của bạn phải nổi bật hơn 91 email còn lại. Nếu không, nó cũng sẽ bị ném vào hòm thư rác không thương tiếc.

Tăng tỷ lệ mở email bằng cách lọc lại danh sách gửi

Khi bạn nhận thấy tỷ lệ mở email của mình giảm, việc đầu tiên hãy xem xét lại danh sách gửi. Hãy kiểm tra báo cáo và trả lời một số câu hỏi sau đây:

  • Trung bình bạn nhận được bao nhiêu lời phàn nàn về thư rác?
  • Có bao nhiêu email của bạn bị trả lại?
  • Bạn có đang làm mọi cách để thu thập email từ nhiều nguồn không chính thống và lọc danh sách thường xuyên?

Những nguy cơ từ danh sách email xấu

Gửi Email đến các địa chỉ không hợp lệ hoặc không tồn tại tác động rất nhiều đến tỷ lệ mở. Khi phần trăm đó quá lớn, thuật toán của Google sẽ bắt đầu chú ý và đưa Email của bạn vào mục Spam trong những lần gửi tiếp theo.

Ngoài ra, khi thu thập email từ bên ngoài, rất có thể bạn sẽ nhận được danh sách email dùng một lần (email chỉ có thời hạn sử dụng trong một thời gian ngắn). Khi gửi thư đến những danh sách này, không những tỷ lệ mở email giảm mà còn khiến “độ tin cậy” của email bạn dùng để gửi cũng giảm. 

Chính vì vậy, trước khi gửi bất kỳ một chiến dịch nào, bạn cũng cần phải lọc email sống – chết, để “làm sạch” danh sách của mình. Bạn có thể dùng thử công cụ lọc Email miễn phí của Zetamail. Hệ thống sẽ cho bạn biết email đó có tồn tại hay không? Email đó có phải là một email còn sống (Email vẫn được người dùng sử dụng) chỉ sau vài giây. Từ đó giúp danh sách gửi của bạn được chất lượng hơn.

Gửi email nhất quán

Việc xây dựng một chương trình tiếp thị qua email thành công và cải thiện ROI cần có thời gian. Tuy nhiên, nó cần có sự nhất quán trong cả chất lượng nội dung và tần suất gửi.

Như đã nói, Google sẽ là người xác định email của bạn sẽ đi đến đâu: Hòm thư đến, thư mục Spam…. Hành vi gửi thất thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng gửi và tỷ lệ mở của bạn.

Mặt khác, khi bạn gửi email theo lịch, Google sẽ đánh giá cao email đó của bạn, giúp tỷ lệ vào hòm thư chính cao hơn. Vì vậy, hãy đặt lịch cho email của bạn và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Bạn sẽ thấy tỷ lệ mở của mình tăng lên và các chỉ số còn lại của bạn cũng sẽ được cải thiện.

Cải thiện nội dung Email

Việc tiếp theo giúp tăng tỷ lệ mở là kiểm tra lại nội dung email của mình. Email của bạn có thể là bất kỳ thể loại nào. Thế nhưng phải chắc chắn rằng khi đọc email, người đọc phải thấy được “tiếng nói thương hiệu” của bạn và phù hợp với đối tượng khách hàng.

Kiểm tra lại nội dung tiêu đề

Tiêu đề là một phần quan trọng trong Email Marketing, là yếu tố quyết định người đọc có mở email của bạn hay không? Hãy sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ dòng đầu tiên. Bạn cần phải cân bằng giữa việc cho họ biết lý do tại sao họ nên mở email mà không cho biết chính xác những gì bên trong. 

Cùng xem qua 4 yếu tố để tạo ra một tiêu đề hấp dẫn:

  • Tạo cảm giác độc quyền, khẩn cấp hoặc cá tính
  • Trích dẫn số liệu thống kê, chỉ số và lời chứng thực
  • Đặt câu hỏi hấp dẫn
  • Sử dụng sự hài hước

Cùng xem thêm cách đặt tiêu đề email hấp dẫn.

Kiểm tra nội dung chính của Email

Nội dung trong Email phải thật sự rõ ràng, hữu ích và hấp dẫn thay vì những lời lẽ thuyết phục. Bởi khi đọc thấy những yếu tố bán hàng (khuyến mãi, ưu đãi, mua ngay,….), người đọc sẽ có suy nghĩ dè chừng, cẩn trọng. Nên trước hay sau khi họ đã mở email, hãy cho họ thấy rõ thông điệp của bạn, đi thẳng vào vấn đề một cách dễ hiểu nói rõ ràng và đi vào trọng tâm, làm cho nó dễ hiểu nhất có thể.

Sự phổ biến của email trong không gian doanh nghiệp đã khiến tuổi thọ của email ngắn hơn bao giờ hết. Để chống lại điều đó, bạn cần phải nuôi dưỡng các chiến dịch tiếp thị qua email của mình trong toàn bộ vòng đời của chúng từ đầu đến cuối.

Hãy quyết tâm hướng tới nội dung bạn đang viết, hình thức email của bạn và cách bạn gửi nó đến khán giả của mình. Nếu bạn có thể làm điều đó, bạn sẽ bắt đầu thấy tỷ lệ mở của mình bắt đầu cải thiện khi bạn kết nối với những người nhận email của mình.

Kiểm tra thiết kế và bố cục của Email

Thành phần quan trọng khác đối với một email hấp dẫn là thiết kế và bố cục. 90% thông tin được não bộ hấp thụ là hình ảnh. Vì vậy, ấn tượng đầu tiên mà email của bạn truyền đến cho người đọc chính là bố cục, màu sắc, thiết kế và hình ảnh của email.

Cùng tham khảo một số mẫu Email Marketing của Zetamail

Đừng ngại thử nghiệm

Để trở nên khác biệt, bạn không nên ngần ngại thử nghiệm những chiến dịch Email Marketing khác nhau. Hãy thiết kế, tạo ra nhiều mẫu email khác nhau để tìm ra được nội dung, thiết kế phù hợp với đối tượng của khách hàng nhất. Thêm nữa, hãy gửi vào các khung giờ khác nhau để tìm ra “giờ vàng” cho lần gửi tiếp theo. Để thực hiện các việc đó, bạn nên trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn nên gửi nó đi vào ngày hay giờ nào?
  • Dòng tiêu đề nào hiệu quả nhất?
  • Đối tượng khách hàng này phù hợp với dạng Email nào?
  • Nên đặt câu Call-to-action ở đâu, nội dung này đã hấp dẫn được khách hàng chưa?
  • Thiết kế, nội dung chính hoặc câu Call-to-action có ảnh hưởng đến sự tương tác không?

Bằng cách phân tích tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp của các phiên bản email (được gửi đến một nhóm đối tượng), bạn có thể đánh giá mức độ tương tác và xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn. Từ đó, bạn sẽ biết được là Email hiệu quả và bắt đầu gửi đến cho những danh sách còn lại.

Theo dõi kết quả thường xuyên

Cũng giống bất kỳ hoạt động Marketing nào.Thường xuyên cập nhật báo cáo và theo dõi tình hình các chiến dịch Email Marketing sẽ giúp bạn có kế hoạch cụ thể hơn cho chiến dịch lần sau. 

Các công cụ tự động hóa email của Zetamail cung cấp lập lịch các chiến dịch Email Marketing, đi kèm với hệ thống phân tích và báo cáo để bạn có thể điều chỉnh và cải thiện Email của mình nếu cần.

Kết luận

  • Sử dụng công cụ lọc email sống – chết để lọc danh sách khách hàng của bạn.
  • Gửi email thường xuyên, theo kế hoạch cụ thể với tần suất hợp lý
  • Luôn luôn làm mới nội dung: tiêu đề email, nội dung chính, thiết kế email marketing
  • Không ngừng thử nghiệm A/B các chiến dịch với với nhiều nội dung, đối tượng khách hàng khác nhau.
  • Theo dõi báo cáo, tình hình chiến dịch mỗi ngày.

Tìm hiểu thêm những cách giúp chiến dịch Email Marketing của bạn hiệu quả hơn:…