4 bước winback email
Winback Email là một trong những chiến dịch email marketing sẽ giúp doanh nghiệp thu hút những khách hàng ngưng tương tác, đã lâu không “đoái hoài” gì đến doanh nghiệp của bạn. Việc thu hút khách hàng là điều hết sức cần thiết. Bởi sự quan tâm của khách hàng rất dễ thay đổi trong thị trường ngày càng xuất hiện những sản phẩm mới như hiện nay. Vậy câu hỏi được đặt ra là làm sao để triển khai một chiến dịch Winback Email đưa khách hàng của bạn quay lại thêm một lần nữa?

Winback Email là gì?

Winback email là chiến dịch gửi một loạt các email được thiết kế để thu hút lại những khách hàng hoặc người đăng ký không hoạt động, đã dừng tương tác với email của bạn. Ví dụ từ Amazon: Khi bạn xem và đưa một sản phẩm vào giỏ hàng của mình  nhưng chưa thực hiện hành động mua hàng. Lập tức, bạn sẽ nhận được thông báo nhắc nhở về sản phẩm đó.
email nhắc nhở khách hàng của Amazon
Email nhắc nhở khách hàng của Amazon
Và có thể khẳng định đây là một nước đi đúng đắn của Amazon, khi nhìn vào doanh thu  232 tỷ đô la của họ.

Nguyên nhân khiến khách hàng không quay lại mua hàng

Có nhiều nguyên nhân khiến khách hàng quyết định không sử dụng sản phẩm/dịch vụ bạn. Ví dụ như:
  • Khách hàng có trải nghiệm không tốt với sản phẩm/dịch vụ.
  • Nhận được sản phẩm/dịch vụ kém hơn những gì họ mong đợi.
  • Cảm thấy giá cao hơn đối thủ cạnh tranh so với giá trị họ nhận được.
  • Nhận quá nhiều Email quảng cáo, chào hàng…
Ngoài ra còn có nhiều trường hợp khách không mua hàng lần hai vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát:
  • Khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ như một món quà cho người khác.
  • Họ chỉ đang xem xét, so sánh với các bên khác và chưa có ý định mua hàng.
  • Khách hàng không hứng thú với thương hiệu của bạn bằng thương hiệu đối thủ (Ví dụ như có người không thích Cocacola mà thích Pepsi hơn).

4 bước thực hiện chiến dịch winback email

Một chiến dịch Win Back Email có mục tiêu thu hút, kéo khách hàng cũ quay trở lại với doanh nghiệp của bạn. Đương nhiên, khách hàng không thể quay trở lại ngay lập tức. Bạn cần chia nhỏ chiến dịch thành nhiều giai đoạn khác nhau.
Chiến dịch winback email 4 bước
Theo Zetamail, con số an toàn nhất để là nên chia nhỏ chiến dịch của bạn làm 4 giai đoạn, gồm:  Nhắc nhở, khuyến khích, cơ hội cuối cùng và tạm biệt.

Email nhắc nhở

Có thể nói đây là một lời “xin chào” thân thiện, khơi gợi lại ký ức của khách hàng về thương hiệu của bạn. Theo thống kê, mỗi người phải nhận hàng chục email mỗi ngày, nên việc họ quên bạn là ai là điều dễ hiểu. Hãy giúp khách hàng nhớ ra bạn là ai, sản phẩm của bạn có gì đặc biệt bằng một Email gợi nhắc. Đừng nên nói quá dông dài về lịch sử hình thành, sứ mệnh, tầm nhìn,… điều này chỉ khiến cho email của bạn trở nên dài dòng, khó đọc. Hãy tóm gọn nội dung chính, nổi bật nhất để gửi đến khách hàng.

Email khuyến khích

Tiếp theo lời gợi nhắc, bạn cần phải thúc đẩy khách hàng bằng một món quà nho nhỏ. Bạn có thể tạo một số chương trình khuyến mãi (mua một tặng một; mua 5 sản phẩm được phiếu mua hàng trị giá 1.000.000đ;…). Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân nhắc chương trình khuyến mãi cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Bạn cần chia tệp khách hàng của mình thành nhiều tệp khác nhau để chiến dịch đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Email cơ hội cuối cùng

Email này cho người dùng biết họ có thêm một cơ hội để tương tác với bạn. Cũng giống như email trước, bạn có thể đưa ra một số loại khuyến mãi nhưng kèm theo giới hạn thời gian.
Email winback với nội dung - cơ hội cuối cùng để nhận ưu đãi
Email winback với nội dung – cơ hội cuối cùng để nhận ưu đãi

Email tạm biệt

Email “tạm biệt” là giai đoạn cuối cùng trong chiến dịch Win Back Email của bạn. Trong Email này, bạn chỉ cần thông báo cho khách hàng rằng bạn sẽ xóa họ khỏi danh sách email của mình sau một khoảng thời gian nhất định (vÍ dụ như: sau 14 ngày, sau 30 ngày,…).
“Hãy giữ liên lạc” – Email tạm biệt từ Canva
Cũng nên nhớ rằng email tạm biệt cung cấp một cơ hội khác để thu hút khách hàng và yêu cầu phản hồi. Hãy thử dùng nó để yêu cầu khách hàng thực hiện khảo sát với mục tiêu:
  • Hỏi khách hàng tại sao họ không tương tác với trang web của bạn
  • Cách bạn có thể cải thiện nội dung hoặc sản phẩm của mình để phục vụ họ tốt hơn trong tương lai.
Sau khi bạn đã chạy xong chiến dịch Email của mình mà vẫn không có phản hồi. Điều này có nghĩa là bạn cần phải “thanh lọc” lại danh sách của mình. Bởi nếu tỷ lệ tương tác với email của bạn quá thấp, chắc chắn bạn sẽ bị “để ý” và chiến dịch Email lần sau của bạn rất dễ vào mục Spam. Sau khi đã có nội dung cho chiến dịch, bạn cần phải lên kế hoạch và phương pháp gửi để chiến dịch được tối ưu nhất.

Mẹo gửi winback email hiệu quả

Chọn lịch gửi phù hợp

Email đầu tiên của bạn (Email nhắc nhở) nên được gửi từ 1 đến 3 tháng kể từ khi người dùng của bạn không tương tác. Từ đó, mỗi email tiếp theo trong chiến dịch của bạn sẽ được gửi sau 1–2 tuần cho đến khi bạn đến giai đoạn “tạm biệt”. Mỗi Email cần phải nhau một khoảng thời gian để khách hàng có thế “thở” trong hàng đống Email gửi về. Hình bên dưới là ví dụ về chiến dịch Email “thái quá” trong những bước cuối cùng.
Bốn email trong 2 ngày, 3 cho tôi biết đây là cơ hội cuối cùng? Điều này chỉ khiến khách hàng đánh giá thấp thương hiệu của bạn mà thôi. Đặc biệt, tần suất gửi thư như vậy vi phạm nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/10/2020. Đọc thêm khuyến cáo gửi email marketing tuân thủ nghị định 91/2020/NĐ-CP từ Zetamail.

Soạn nội dung rõ ràng, gọn gàng, súc tích với lời kêu gọi hành động

Nếu người đăng ký không tương tác với Email của bạn ngay từ đầu, thì khả năng họ sẽ ngồi đọc những Email dài dòng của bạn là điều hiếm có. Chính vì vậy, hãy để cho các Email của bạn ngắn gọn, xúc tích và một câu CTA rõ ràng.
Mẫu email xúc tích, đi thẳng vào trọng tâm, với call-to-action rõ ràng

Tạo các dòng chủ đề hấp dẫn

Dòng chủ đề được cho là yếu tố quyết định việc khách hàng tương tác với Email của bạn. Đây là ấn tượng đầu tiên với người đọc, vì vậy hãy tạo ấn tượng ngay dòng tiêu đề đầu tiên trong Email của bạn:
“Chúng ta đã tạm biệt chưa?” – Email winback
Dòng chủ đề, trong ví dụ là một điển hình cho mổ tiêu đề chưa được ổn.  Một chuỗi văn bản bị lỗi code HTML xuất hiện như vậy sẽ khiến Email của bạn rơi vào mục Spam ngay khi gửi. Mặt khác, hãy xem dòng chủ đề này:
Dòng tiêu đề thú vị: “Ối – chúng tôi nghĩ bạn nên nhìn thấy những ưu đãi ngọt ngào này”
Có một biểu tượng cảm xúc hấp dẫn ngay trong phần đầu của tiêu đề, văn bản thu hút sự chú ý của người đọc và chỉ thông tin về đợt bán hàng ngắn gọn nhưng đủ để đủ thông tin khiến người đọc tò mò và họ có nhiều khả năng họ sẽ click và Email để xem họ đang bỏ lỡ điều gì. Đọc thêm 11 cách đặt tiêu đề thu hút khách hàng “ngay lập tức” Sau đây, hãy cùng Zetamail xem 10 ví dụ chiến dịch Win Back Email mà các công ty đã tạo để thu hút khách hàng của họ trở lại!

10 ví dụ về chiến dịch Winback Email hiệu quả

Bakerista: Email khuyến khích đơn giản, nhưng vẫn sang trọng và hấp dẫn.
Email níu giữ khách hàng từ Bakerista
Starbucks: Một thông điệp rõ ràng kèm theo một ưu đãi lớn sẽ thu hút khách hàng quay trở lại mua hàng.
Email winback của Starbucks
Grammarly: Một CTA ấn tượng trong Email nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn.
Chiến dịch email winback từ Grammarly
TicketFly: Mặc dù mức độ khuyến khích còn thấp nhưng câu nói ngắn gọn “Chúng tôi nhớ bạn” chắc chắn sẽ được nhiều người yêu thích.
TicketFly winback email
BirchBox: Đưa ra một chương trình giảm giá luôn là một trong những lựa chọn hữu hiệu giúp thu hút khách hàng cũ..
Email winback của Birchbox
Lands ‘End: Một lời nhắc nhở nhẹ nhàng cũng có thể gây ấn tượng với người đọc.
Lands’end gửi đi chiến dịch email nhắc nhở nhẹ nhàng, níu giữ khách hàng quay lại
Costco: Tạo ra khoảng thời gian hoặc tính khẩn cấp trong Email sẽ khiến khách hàng có thêm động lực mua hơn thông thường.
Costco lôi kéo khách hàng quay lại bằng email ưu đãi, giới hạn thời gian
Zylker: Đồ họa hấp dẫn cũng là một trong những yếu tố làm cho Email “tạm biệt” có thể níu kéo khách hàng ở lại với doanh nghiệp của bạn.
Email tạm biệt từ Zylker
Nordstrom: Toàn bộ Email tạm biệt là 3 câu CTA để khách hàng có thể lựa chọn: Tiếp tục, nhận ít Email hơn và bỏ đăng ký.
Email tạm biệt của Nordstrom
Netflix: Tuy nhiều text trong một, nhưng Email này vẫn giúp người đọc nhận ra được những điều quan trọng và câu CTA rất rõ ràng.
Email nhắc nhở khách hàng quay lại từ Netflix