Email Marketing Deliverability là gì? Làm sao để tăng tỷ lệ inbox?

<p style=”text-align: justify;”>Bạn đã từng soạn một email tuyệt vời và gửi đi trong niềm hân hoan, nhưng kết quả là email lại không tới được inbox của khách hàng. Điều này thật lãng phí. Không chỉ có bạn, theo thống kê của Mailjet.com, có tới 25% email marketer gặp vấn đề tương tự. Bởi vậy, vấn đề này rất được quan tâm và được đo lường bởi tỷ lệ lưu lượng thư gửi (%) – hay còn gọi là Email Marketing Deliverability. Vậy làm sao có thể vượt qua trở ngại đầu tiên này để hướng tới chiến dịch email marketing hiệu quả? Cùng khám phá ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Email Marketing Deliverability là gì?
Email Marketing Deliverability là được xem tỷ lệ email gửi thành công đến với inbox của khách hàng trên tổng số email được gửi đi. Chỉ số này rất quan trọng khi mà theo thống kê thì cứ 6 emails chỉ có 1 có thể hiện diện trước mắt khách hàng của bạn. Có nghĩa là có nhiều trở ngại ngăn cản email của bạn đến với khách hàng. Vậy đó là gì?
- Hard bounce/bounce back: đây là chỉ số thể hiện tình trạng email của bạn bị gửi trả lại do một vài lý do mang tính vĩnh viễn , như: địa chỉ email bị viết sai, các địa chỉ email không tồn tại nữa, … Đây là thông số quan trọng nhất cho thấy bạn đang sử dụng một danh sách mua hoặc thuê và thông báo tới bạn kết quả những địa chỉ email xấu bạn đang sở hữu. Vấn đề này xảy ra khi khách hàng nhập email giả khi muốn có được phần quà hoặc tài liệu có ích nhưng lại không muốn nhận những email khác từ bạn. Đó là lý do vì sao bạn nên sử dụng double opt-in để có được danh sách email chất lượng.
- Soft bounce: Chỉ số này cũng thể hiện tình trạng email bị gửi trả lại cho người gửi nhưng là với lý do mang tính tạm thời, ví dụ như: địa chỉ nhận thư bị đầy, mail có dung lượng quá lớn so với inbox của khách hàng, hoặc server bị lỗi.
- Spam Filters: là những bài kiểm tra được thực hiện khi email của bạn đi qua hệ thống chống ngăn ngừa xâm nhập ISP của các nhà cung cấp dịch vụ email (Gmail, Yahoo, AOL, …) , trước khi đến với inbox của khách hàng. Điều này giúp người nhận tránh những email spam hoặc có hại.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến email marketing deliverability
Deliverability – khả năng phân phối email tới inbox của khách hàng được làm nên từ Authentication (sự xác thực), Reputation (danh tiếng) và Engagement (sự tương tác từ người dùng). Cùng tìm hiểu về từng yếu tố và mẹo giúp bạn tăng tỷ lệ email marketing deliverability ngay dưới đây nhé.
AUTHENTICATION – Điều kiện tiên quyết đối với email marketing deliverability
Sự thật là hệ thống IPSs được sinh ra để tạo nên trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ cung cấp bởi các nhà sáng lập của Gmail, AOL hay Yahoo, … Vậy nên, để tạo ấn tượng tốt và được thông qua bởi hệ thống ngăn ngừa xâm nhập, bạn cần chứng minh mình không phải là dữ liệu Spam. Và một trong những yếu tố đầu tiên và tiên quyết là authentication – sự định danh. Nói cách khác, hệ thống ISPs sẽ xác thực lại những gì bạn khai báo có chính xác hay không, dựa trên tên miền (domain).
Có hai phương thức xác thực phổ biến, sẽ xác thực domain của bạn, bao gồm:
- SPF (Sender Policy Framework): SPF là một trong những hình thức xác thực lâu đời nhất, được phát triển trên một thập kỷ trước, cùng với DKIM. Đây là bản ghi DNS, là cách để chủ sở hữu miền kiểm soát danh tiếng của mình bằng cách ủy quyền cho người khác gửi email thay cho họ. Điều này tự động loại trừ bất kỳ ai không có trong danh sách địa chỉ được phê duyệt là người giả mạo.
- DKIM (Domainkeys Identified Mail): Đây là phương thức mà ISP sử dụng để kiểm tra xem liệu có doanh nghiệp nào giả mạo. Cụ thể, nó cho phép bạn thêm một chữ ký duy nhất vào email của bạn. Việc tiếp nhận máy chủ có thể kiểm tra chữ ký tên miền để xác nhận thư thực sự đến từ nơi nó khai báo và nội dung đã không bị giả mạo trên đường đi.
Để vượt qua những bài kiểm tra này, bạn cần có giao thức xác thực (Authentication Protocols) như SMTP (Simple mail transfer protocol). Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ SMTP khá tốt, có thể kể đến như: Amazon SES, SendinBlue, Mailgun, … Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ của Zetamail cũng có dịch vụ xác thực tương tự.
REPUTATION
Thông thường, mọi người có xu hướng nghĩ rằng việc gửi càng nhiều email marketing, với tần suất càng lớn là cách để tăng chỉ số Email Marketing Deliverability. Tuy nhiên, chính việc gửi quá nhiều hoặc quá sớm sẽ ảnh hưởng đến reputation của bạn và gây hiệu quả ngược.
Điều tiết lưu lượng thư gửi
Khi mà, hầu hết các ISP sẽ xem xét lịch sử gửi thư trong vòng 30 ngày và kiểm tra liệu có gì đáng ngờ, như sự tăng đột biến về tần suất hay khối lượng thư gửi. Nếu có, điều này khiến ISP hiểu rằng IP của người nhận đã bị xâm phạm và sẽ ngăn chặn IP (hoặc tên miền) người gửi để bảo vệ người dùng và hộp thư của họ.
Vậy nên, khi bạn mới bắt đầu gửi thư, bạn cần gửi với số lượng và tần suất phù hợp. Sau đó, bạn tìm cách tăng khối lượng gửi của bạn một cách từ từ để không bị gắn cờ đỏ bởi các ISP.
Chia sẻ IP với người dùng khác
Các ISP thường xem lại hoạt động của bạn 30 ngày trước khi bạn gửi. Nếu bạn là người gửi không thường xuyên hoặc chỉ gửi với số lượng nhỏ, danh tiếng (reputation) và độ tin cậy của bạn có thể không tồn tại, ngay cả khi bạn đã gửi trong một khoảng thời gian dài. Như đã nói ở trên, bạn không thể để ISP thấy được dấu hiệu đột biến ở tần suất và khối lượng thư gửi. Vậy nên, cách duy nhất là phải gây dựng từng chút một để tạo nên reputation cho địa chỉ IP mới của mình.
Mặt khác, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP được chia sẻ từ người dùng khác có danh tiếng và lịch sử tốt. Lựa chọn này đặc biệt phù hợp với những người có nhu cầu gửi không thường xuyên nhưng lại cần gửi đi khối lượng lớn email. Lúc ấy, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc và thời gian. Tuy nhiên, việc này cũng có điểm bất lợi khi nhiều email khác cũng được gửi đi mà bạn không thể kiểm soát được chất lượng, từ đó, ảnh hưởng đến tỷ lệ Email Marketing Deliverability. Vậy nên, lời khuyên dành cho bạn vẫn là nên có dedicated IP dành cho riêng mình.
Nếu những vấn đề trên quá phức tạp, thì bạn có thể sử dụng những phần mềm email marketing, như Zetamail chẳng hạn, bạn sẽ không cần quan tâm đến những công việc xác thực danh tính hay uy tín. Khi đó, việc của bạn chỉ là tập trung vào sáng tạo những email thật chất lượng và dễ dàng theo dõi chiến dịch của riêng mình từ những báo cáo thống kê được cung cấp bởi Zetamail.
Tách bạch marketing email và transactional email
Marketing Email thường được gửi cho hàng loạt địa chỉ liên hệ một lúc, nếu người nhận không nhớ mình đã theo dõi hay đăng ký dịch vụ thì khả năng cao là họ sẽ đánh dấu Spam hoặc hủy đăng ký.
Bên cạnh đó, transactional email lại mang tính cá nhân hóa vì được gửi đi sau khi người nhận thực hiện một vài thao tác như: đặt lại mật khẩu, mua hàng, … Vì vậy, hãy tách biệt hai loại email này để không ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn.
Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng 2 địa chỉ email khác nhau để chăm sóc khách hàng của mình. Nếu lo lắng về việc vận hành và quản lý thì đừng lo, những công cụ email marketing như Zetamail hoàn toàn có thể hỗ trợ việc này.
ENGAGEMENT
Để đảm bảo chỉ số Email Marketing Deliverability ở mức cao, bạn còn cần phải quan tâm đến customer engagement (sự quan tâm từ khách hàng). Cụ thể, hệ thống ISP giữ cho trải nghiệm hộp thư đến thân thiện với người dùng bằng cách theo dõi những loại nội dung mà người dùng muốn nhận và điều họ không quan tâm lắm (hay còn gọi là spam). Nói theo cách khác, khi email của bạn nhận được mức độ tương tác thấp thì nó chỉ có thể “dọn nhà” đến mục Spam.
Vì vậy, hãy đem đến email chất lượng làm hài lòng người nhận cũng như qua được vòng kiểm duyệt của hệ thống ISP, bằng những cách sau đây:
- Cho khách hàng thấy tại sao email của bạn tại sao lại được gửi đến hộp thư của họ, hay đơn giản là giữ đúng lời hứa gửi thông tin mà người nhận muốn khi họ đồng ý đăng ký
- Tập trung vào việc call-to-action trong mỗi email để khiến người nhận tương tác với bạn
- Nếu có ý định gửi những email khác, hãy thông báo trước cho khách hàng
- Nên sử dụng double opt-in để đảm bảo địa chỉ email chính xác, đang hoạt động và người nhận thực sự thích thú về nội dung email của bạn
- Đừng quên cho người nhận cơ hội để hủy đăng ký ngay tại email, để danh sách gửi của bạn trở nên chất lượng hơn
- Hãy gợi ý người nhận đưa bạn vào danh sách địa chỉ uy tín (address book), điều này chứng minh cho bộ lọc Spam rằng họ thực sự muốn nhận được email từ bạn
Kết lại, hãy bắt đầu áp dụng những mẹo nhỏ trên đây ngay ngày hôm nay. Đừng lãng phí công sức và ngân sách của bạn cho những email gửi đến thư mục Spam. Zetamail tự hào với thế mạnh là chỉ số deliverability cực cao – tỷ lệ inbox lớn hơn 90%. Vậy thì tại sao lại không để chúng tôi san sẻ khó khăn về Email Marketing Deliverability để bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để sáng tạo những nội dung tuyệt vời nhỉ?
Xem thêm: 7 bước để xây dựng một chiến dịch Email Marketing thành công