Email marketing mục tiêu là gì? Cách xây dựng email mục tiêu

Email marketing mục tiêu là một trong những quan tâm hàng đầu của các nhà tiếp thị hiện nay. Vậy email marketing mục tiêu là gì, cách xây dựng và bắt đầu một chiến dịch email mục tiêu thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Nội dung bài viết
1. Email marketing mục tiêu là gì?
Email marketing mục tiêu là những email chứa những thông điệp, nội dung có liên quan và hữu ích để gửi cho nhóm khách hàng đã được phân đoạn trong danh sách email của bạn.
Nhắm mục tiêu cho email marketing để tiếp cận tốt hơn và tạo sự tương tác, quan tâm nhiều hơn với đối tượng nhận tin. Nhà tiếp thị có thể nhắm mục tiêu khách hàng dựa theo độ tuổi, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích,…. Cách làm này không chỉ giúp bạn gây ấn tượng tốt hơn với người nhận tin mà hiệu quả bán hàng cũng gia tăng đáng kể.
2. Khách hàng mục tiêu
Email marketing mục tiêu được thiết lập ra nhằm hướng đến những khách hàng mục tiêu. Vậy khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu được định nghĩa là một nhóm hoặc các cá nhân hoặc nhằm mục đích tiếp thị qua danh sách email hoặc phân khúc cụ thể theo mục tiêu chính của chiến dịch marketing.Họ là những người sẵn sàng và có khả năng mua hàng hóa hay sản phẩm mà bạn cung cấp. Do đó, cần chăm sóc đối tượng này nhiều hơn để nâng cao hiệu quả tiếp thị.
Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu
Nội dung là điều kiện thiết yếu để tạo nên một email chất lượng nhưng nhắm đúng khách hàng mục tiêu là điều kiện tiên quyết để những email này hoạt động tốt.
Trong một khoảng thời gian dài nhận những email từ bạn, khách hàng sẽ dần cảm thấy nhàm chán với chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là với những khách hàng chưa được phân đoạn. Với tập khách hàng mục tiêu – những người sẵn lòng nhận email từ bạn, họ sẽ luôn cảm thấy vui và hào hứng khi nhận được những nội dung mà bạn cung cấp bởi vì nó phù hợp và có ích đối với họ. Đây là lý do tại sao bạn cần tìm tập khách hàng mục tiêu.
Các chuyên gia nói rằng, trong năm 2015, gần 80% lượng ROI trong tổng email marketing đến từ việc gửi đúng email cho đúng đối tượng nhận tin.
Làm thế nào để “hiểu” khách hàng mục tiêu
Hiểu khách hàng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng và cần thiết mà mọi nhà tiếp thị luôn cố gắng làm được. Cách đơn giản nhất là dựa trên tính cá nhân hóa của khách hàng như hãng xe mà họ yêu thích hay đang dùng, địa điểm họ hay mua sắm, trang báo, tạp chí họ hay đọc,…
Thông qua nội dung email bạn cung cấp cũng là cách để tìm hiểu về người nhận. Thông qua đó bạn có thể biết được họ thường mở loại email nào, vào thời điểm nào và sản phẩm hay dịch vụ thu hút họ. Tận dụng tốt những dữ liệu này sẽ giúp gia tăng hiệu quả của chiến dịch đáng kể.
Ngoài ra, thói quen mở email trên các thiết bị di động hay trên máy tính cũng cần được quan tâm. Điều này sẽ giúp tỷ lệ bán hàng của bạn gia tăng đáng kể. Với từng loại thiết bị khác nhau, giao diện hiển thị khác nhau nên tỷ lệ chuyển đổi cũng có sự khác biệt đáng kể. Với những khách hàng thường mở email trên thiết bị di động thì bạn nên tạo sự chuyển đổi dễ dàng trên thiết bị này,…
3. Bắt đầu một chiến dịch email marketing mục tiêu
Khi bạn gửi đúng email tới đúng người tại đúng thời điểm, nó sẽ không giống như bạn đang tiếp thị nữa mà người nhận cũng không thấy khó chịu bởi những lời chào hàng “kém duyên” họ phải gặp hàng ngày. Email mục tiêu được thiết lập để khiến email của bạn trở nên thân thiện và gần gũi với người nhận hơn. Thông qua đó, khiến họ có cảm giác thân thiện, gần gũi với chúng như được nhận mail từ những người bạn.
Tuy nhiên, không phải email cũng gây thiện cảm được với người nhận. Nhiều nhà tiếp thị có thói quen sử dụng một loại email cho tất cả các thông điệp với mọi đối tượng nhận tin. Những email này được gửi đi dễ dàng nhưng trên thực tế lại không đem lại nhiều hiệu quả. Thay vì gửi đi một loạt email và trông chờ từng người mở email thì tại sao bạn không gửi đi những email đúng phân đoạn để họ không thể từ chối mà mở chúng ra.
Nhắm mục tiêu cho email marketing qua cá nhân hóa
Email là công cụ tiếp thị có khả năng nâng cao tỷ lệ ROI lớn nhất trong các kênh marketing từ radio tới quảng cáo trên TVC,… Ngoài ra, nó có khả năng chuyển đổi gấp 40 lần so với những mạng xã hội khác. Tuy nhiên, nếu không cá nhân hóa email marketing thì chúng cũng không mang lại hiệu quả tốt như vậy. Tại sao ư? Vì người nhận sẽ chỉ quan tâm và đọc những thông điệp được thiết lập mục tiêu có liên quan tới họ.
Theo thống kê:
- Email kèm theo tên người nhận ở dòng tiêu đề được đọc nhiều hơn 26% so với những email khác
- Cá nhân hóa thông điệp email gia tăng tỷ lệ nhấp chuột trung bình tới 14% và 10% tỷ lệ chuyển đổi – theo Abedeen
- 80% người mua hàng online nhận được email dựa trên thói quen mua sắm trước đó và có khả năng mua hàng lại do đã được nhắm mục tiêu.
Giờ đây, bạn đã thấy được tầm quan trọng của việc cá nhân hóa email marketing. Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu 2 bước bắt đầu một chiến dịch email marketing mục tiêu.
Bước 1: Đặt đúng câu hỏi, nhận đúng dữ liệu
Hãy nhớ kỹ câu thần chú này khi thu thập thông tin khách hàng. Email mục tiêu của bạn có đúng và tốt hay không nó còn phụ thuộc vào những thông tin mà bạn đưa vào đó để phân loại khách hàng. Trong nhiều trường hợp, nguồn dữ liệu chủ yếu đến từ form đăng ký bạn cung cấp để khách hàng điền vào.
Hãy suy nghĩ về những thông tin bạn đưa vào form đăng ký để chúng đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo thu thập đủ thông tin mà bạn cần.
Bước 2: Tích hợp nền tảng thương mại điện tử và CRM hiện tại của bạn
Tích hợp nền tảng thương mại điện tử và nền tảng email hiện tại của bạn có nghĩa là bạn có thể mở rộng chiến dịch marketing đa kênh. Những công cụ mạnh mẽ này cho phép bạn tiếp thị toàn diện tới hồ sơ khách hàng hoàn chỉnh không chỉ trên 1 dòng bảng tính.
Ví dụ: Bạn có thể tích hợp chiến dịch của mình với các nền tảng bán hàng như Shopify để tùy chỉnh thêm email của bạn cho khách hàng trong các chương trình khách hàng thân thiết VIP.
4. Tạo dựng một email mục tiêu
Chúng ta đã biết những yếu tố mang tính cá nhân hóa như đưa tên riêng của khách hàng vào email sẽ tạo nên sự tác động mạnh mẽ tới tỷ lệ mở và nhấp chuột. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điểm khởi đầu. Để email của bạn trở nên phù hợp và đạt được sự cộng hưởng tối đa với khách hàng, bạn nên tham khảo những “chiến thuật” nhắm mục tiêu dưới đây:
Nhắm mục tiêu theo vị trí
Liệu có phù hợp nếu bạn gửi thư cho một khách hàng tại Việt Nam nhưng lại dùng hình ảnh Paris. Tương tự, nếu bạn muốn gọi đúng tên khách hàng, bạn nên chọn những hình ảnh phản ánh đúng vị trí của họ. Người ta thấy rằng, những hình ảnh mang tính cá nhân hóa dựa trên vị trí của người nhận giúp gia tăng tới 29% lượng mở mail so với những hình ảnh chung chung khác.
Nhắm mục tiêu dựa vào giới tính
Sự phù hợp sẽ xây dựng nên lòng tin. Khi bạn đã vượt qua được trở ngại khiến ai đó mở email của bạn, bạn sẽ muốn đảm bảo nội dung có sự tương thích với người đọc. Những email không có sự liên quan thường bị xóa đi và bị người nhận hủy đăng ký hoặc đưa chúng vào mục spam.

Một cách để tạo sự liên quan với người nhận là đưa yếu tố giới tính vào tài khoản của họ. Bằng việc trưng bày những chào hàng khác nhau và dựa trên nhân khẩu học với những nội dung sinh động, bạn có thể thấy cái cách các thương hiệu như Adidas tạo sự tương thích với những chiến dịch đơn lẻ.
Hãy nhớ rằng mục tiêu nhân khẩu học của bạn phụ thuộc vào chất lượng danh sách người đăng ký của bạn. Nếu bạn có số đo size giày của khách hàng, bạn có thể dựa vào đó để phân đoạn khách hàng.
Nhắm mục tiêu thông qua lĩnh vực tùy chỉnh
Sử dụng những trường tùy chỉnh để tích hợp bất kỳ hoặc tất cả thông tin bạn có về khách hàng của mình thông qua một chiến dịch. Ví như thẻ cá nhân hóa giúp bạn dễ dàng tùy chỉnh bất kỳ phần nào của bản sao email.
Ví dụ, Bạn có thể gửi email cảm ơn theo trường first name trong bản sao

Nhắm mục tiêu thông qua thói quen mua hàng
Một trong những công cụ thiết lập mcuj tiêu mạnh mẽ nhất là đặt mục tiêu theo thói quen mua hàng. Đây coogn cụ đôi bên cùng có lợi cho cả nhà tiếp thị và người dùng vì nếu sử dụng hiệu quả, chúng sẽ chuyển đổi cho bạn nhiều đơn hàng và người dùng cũng hài lòng với nó.
Bằng cách xem xét thói quen mua hàng của ai đó, bạn sẽ biết được cách tiếp cận với họ tốt hơn dựa trên hành trình mua hàng và có thể thúc đẩy họ tới những bước tiếp theo trong quá trình mua hàng.
- Thời hạn có thể thúc đẩy những người còn do dự tới quyết định mua hàng ngay
- Tái tham gia có thể khiến người mua quay lại mua hàng
- Hạn chót có thể khuyến khích việc đưa ra quyết định.
Tóm lại
Chúng tôi vừa giúp bạn tìm hiểu về email marketing mục tiêu và cách xây dựng chúng cho hiệu quả. Hy vọng rằng bạn sẽ thực hiện thành công với các chiến dịch tiếp thị qua email của mình.