Chiến dịch Email Marketing sự kiện
<p>Email Marketing là một kênh truyền thông dễ dàng, nhanh chóng, ít tốn kém và hiệu quả để truyền thông & quảng bá sự kiện. Để chiến dịch email marketing sự kiện hoạt động tốt, bạn cần bắt đầu từ việc xác định được đối tượng mục tiêu & thông điệp truyền thông, sau đó mới bắt đầu lên nội dung và lịch gửi cho chiến dịch của mình. Cùng Zetamail tìm hiểu cụ thể từng bước triển khai chiến dịch email marketing sự kiện lôi cuốn khách hàng tại đây. 

Cách triển khai chiến dịch Email Marketing sự kiện

Một chiến dịch email marketing có hai giai đoạn chính: Trước và sau sự kiện. Nếu giai đoạn trước sự kiện tập trung vào việc thu hút người đăng ký tham gia, thì email sau sự kiện là bước đệm cho những chiến dịch, sự kiện sau này.

Chiến lược email tiếp thị trước sự kiện 

Kế hoạch email marketing trước sự kiện bao gồm một chuỗi email giúp khách hàng nhận thức về giá trị và lợi ích của sự kiện sắp diễn ra. Mục đích chính của giai đoạn này là tăng số lượng người đăng ký đến sự kiện của bạn nhiều nhất có thể. Vì vậy, dù nội dung có thay đổi thì thông điệp truyền thông của các email  cần được thống nhất.

Dưới đây là một ví dụ về cách lên lịch gửi email sáng tạo và hấp dẫn để nâng cao nhận thức và sự hào hứng khi bắt đầu sự kiện của bạn.

  • Email giới thiệu sự kiện
  • Cơ hội nhận ưu đãi cho những người đăng ký sớm
  • Giới thiệu những điểm nổi bật trong sự kiện
  • Email mời tham gia sự kiện từ diễn giả hoặc người trong ban tổ chức. Hãy dùng thương hiệu của một cá nhân/tổ chức nổi tiếng để kích thích người nhận tham gia sự kiện.
  • Một email nhắc nhở về số lượng người tham gia sự kiện
  • Một lời nhắc ngắn gần với ngày diễn ra sự kiện. Trong Email cần phải có bản đồ về nơi diễn ra sự kiện và bất kỳ thông tin thiết thực nào khác.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô sự kiện, việc gửi nhiều email đôi khi có thể có tác động tiêu cực đến mức độ nhiệt tình của những người tham dự sự kiện tiềm năng đối với sự kiện.

Lịch gửi email quảng cáo sự kiện

Bạn phải lập kế hoạch thời gian gửi từng Email tới danh sách của mình. Hãy bắt đầu xây dựng một lộ trình trước ngày diễn ra sự kiện. Mỗi email phải chứa thông tin có giá trị để khiến mọi người hào hứng với sự kiện của bạn.

chien-dich-Email-Marketing-su-kien-1

Lịch gửi email sự kiện

Nội dung giới thiệu cho chiến lược quảng cáo email sự kiện của bạn 

Dưới đây là một số ý tưởng nội dung có thể giúp bạn viết email thư mời tham gia sự kiện thu hút sự chú ý của người nhận:

  • Đoạn phim/ảnh từ sự kiện
  • Các cuộc phỏng vấn video từ các diễn giả nổi tiếng
  • Agenda (chương trình làm việc) của sự kiện
  • Nội dung hậu trường về cách tổ chức
  • Phỏng vấn người sáng lập sự kiện
  • Lợi ích nhận được khi tham gia sự kiện

Những ý tưởng này có thể được sử dụng trong các kết hợp và thứ tự khác nhau để tạo ra một hoạt động thú vị cho sự kiện của bạn.

Tiếp thị qua email sau sự kiện

Sau khi sự kiện của bạn kết thúc, bạn có thể tiếp tục tương tác với những người tham dự sự kiện của mình. Email sau sự kiện có cơ hội tiếp cận người đã tham gia sự kiện bằng cách cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị. Đây là tiền đề cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Có một số email mà bạn có thể gửi sau khi sự kiện kết thúc.

  • Email cảm ơn được cá nhân hóa: Làm cho những người tham dự sự kiện của bạn cảm thấy đặc biệt với thông điệp cảm ơn họ đã đến sự kiện của bạn.
  • Tin tức sau sự kiện:  Cập nhật cho những người tham dự của bạn về bất kỳ kết quả nào từ sự kiện. Đây có thể là số tiền quyên góp cho quỹ từ thiện. Hoặc chỉ đơn giản là báo cáo về số lượng người đã đến sự kiện và tóm tắt những gì đã xảy ra.
  • Quà tặng: Gửi khách hàng một phần quà kèm theo lời cảm ơn vì đã tham gia sự kiện của bạn.
  • Bảng câu hỏi: Mở một cuộc khảo sát để thu thập ý kiến của người tham dự. Đây là một cơ hội để tìm ra những yếu tố tốt và không tốt của sự kiện và cách bạn có thể cải thiện trong sự kiện tiếp theo.
  • Thông tin sự kiện tiếp theo: Chiến lược quảng bá sự kiện tiếp theo của bạn bắt đầu ngay sau khi chiến lược này cuối cùng kết thúc.
  • Chia sẻ hồ sơ: Cung cấp liên kết đến thông tin của các diễn giả và các tổ chức đã có mặt tại sự kiện của bạn.

Các phương pháp Email Marketing cho sự kiện

Phân khúc đối tượng

Danh sách của bạn sẽ bao gồm rất nhiều người khác nhau. Họ có thể có chung sở thích về sự kiện của bạn nhưng không phải tất cả họ đều giống nhau. Do đó, bạn nên tách thành nhiều nhóm dựa trên vị trí, độ tuổi, sở thích và mức độ tương tác của họ với sự kiện của bạn. Điều này sẽ mang đến cho bạn cơ hội cung cấp thông tin có giá trị và hấp dẫn nhất cho từng phân khúc đối tượng.

Viết các dòng tiêu đề hấp dẫn

35% mọi người mở email chỉ dựa trên dòng tiêu đề. Vì vậy, nếu bạn muốn tăng tỷ lệ mở email trên toàn bộ khán giả, hãy viết các dòng tiêu đề thực sự kích thích và quan tâm.

Việc tạo các dòng tiêu đề thu hút có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt nếu bạn phải gửi nhiều thông điệp khác nhau trong suốt chiến dịch quảng bá sự kiện của mình. Dưới đây là một số gợi ý về cách viết các dòng tiêu đề tuyệt vời:

  • Cá nhân hóa: Sử dụng tên, vị trí hiện tại, thông tin dựa trên sở thích cá nhân trong dòng chủ đề có thể giúp tăng tỷ lệ mở trên các đối tượng của bạn.
  • Các chủ đề tạo ra cảm giác cấp bách: Tạo cảm giác cấp bách bằng cách sử dụng dòng chủ đề bao gồm các ưu đãi giảm giá có giới hạn.
  • Tin tức hot: Thu hút bằng những câu chuyện, tin tức hấp dẫn có liên quan đến sự kiện của bạn. Đây có thể là về một diễn giả chính hoặc chỉ là một tính năng mới trong sự kiện….

Lưu ý: Cố gắng tránh ngôn ngữ phóng đại hoặc cường điệu. Các dòng tiêu đề có từ ngữ định hướng hoặc bán hàng / ưu đãi có thể có tác động đến việc xuất hiện trong hòm thư chính hay không.

Nhất quán nội dung

Để thu hút mọi người đến với sự kiện, bắt buộc bạn phải sử dụng một chuỗi Email. Nội dung của các Email có thể khác nhau, nhưng giọng văn, thiết kế,… phải được đồng nhất. Đừng để người nhận hoang mang khi nhận được những email cùng nói về 1 sự kiện nhưng khác nhau hoàn toàn.

Đơn giản hóa

Viết các câu ngắn sử dụng ngôn ngữ đơn giản để truyền đạt thông tin chính. Tạo nội dung dễ đọc bằng cách sử dụng các tiêu đề và tiêu đề phụ ngắn gọn. Việc hiển thị trên các thiết bị di động cũng cần được chú ý.

Các mẫu thư mời tham gia sự kiện

1. Sử dụng bằng chứng xã hội để tăng uy tín

Trước khi quyết định, mọi người có thói quen tìm hiểu và hỏi ý kiến của những người sử dụng trước đây. Nếu như sự kiện của bạn là một sự kiện thường niên, hãy thêm vào những đánh giá, nhận xét tích cực của những người tham gia trong những năm trước.

chien-dich-Email-Marketing-su-kien-2

Mẫu thư mời tham gia sự kiện của Wistia

2. Đánh vào yếu tố cấp bách để thuyết phục những người chưa tương tác

Nếu bạn khiến người đọc cảm thấy họ sắp đánh mất thứ gì đó, họ sẽ có xu hướng tương tác tích cực hơn. Áp dụng điều này vào việc thu hút lại những người chưa mở email trong danh sách của bạn. Đó có thể là mã giảm giá có giới hạn, ghế ngồi sắp hết,…

chien-dich-Email-Marketing-su-kien-3

Chiến dịch Email sự kiện của Circles

3. Cung cấp đầy đủ nội dung của sự kiện

Hãy nhớ rằng người đăng ký sẽ có rất nhiều câu hỏi trước khi họ đồng ý tham gia sự kiện của bạn. Để thúc đẩy chuyển đổi, hãy dự đoán các câu hỏi và trả lời chúng trong email.

Tránh tạo gánh nặng cho người đăng ký với một câu hỏi và câu trả lời dài dòng. Tóm gọn nội dung của bạn nhất có thể để người đọc không cảm thấy choáng khi nhận.

chien-dich-Email-Marketing-su-kien-4

Mẫu email marketing của Pet Materials Plus

Kết luận

  1. Một chiến dịch email marketing sự kiện có hai giai đoạn: Trước và sau khi diễn ra sự kiện
  2. Lên lịch và phân khúc khách hàng trước khi gửi
  3. Tất cả các email đều nhằm thúc đẩy một hành động duy nhất. Truyền tải thông điệp rõ ràng nhất có thể với người đọc.
  4. Thư mời sự kiện là một phần mở rộng của thương hiệu. Đảm bảo  giọng nói thương hiệu trong toàn bộ email.
  5. Thiết kế nội dung thư mời tham gia sự kiện đơn giản, ngắn gọn.
  6. Đừng chỉ sử dụng một quy trình gửi email. Không ngừng nghĩ ra những cách sáng tạo để thu hút sự chú ý của người đọc.

———————-

Đăng ký dùng thử miễn phí ngay để thử nghiệm email A/B và tìm ra email hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn.