2 cách đơn giản để tăng mức độ tương tác của người đăng ký email marketing

<p style=”text-align: justify;”>Làm thế nào để tăng mức độ tương tác email. Trong vài năm qua, khái niệm về sự tương tác và hành vi của người đăng ký email đã trở thành một điểm thảo luận quan trọng đối với các nhà tiếp thị và cụ thể hơn đối với các nhà tiếp thị qua email.

Phạm vi tiếp cận là lý do chính khiến các nhà tiếp thị chọn kênh email marketing để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. So với tất cả các kênh khác, email marketing vẫn là cách hiệu quả nhất về chi phí để tiếp cận số lượng người lớn hơn trong một thời gian ngắn.

Cũng vì thế, kênh email dường như đã được sử dụng và lạm dụng theo nhiều cách. Để bảo vệ khách hàng của họ, Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và người đăng ký email đã trở nên khó tính hơn với người đang cố gắng tiếp cận hòm thư đến (inbox) của họ. Nếu sự tin tưởng chưa được thiết lập, doanh nghiệp không thể có một chiến dịch email marketing hiệu quả vì thậm chí nó không thể đến inbox của khách hàng chứ chưa kể đến việc họ có thể đọc nó. Hành vi tương tác hoặc không tương tác của khách hàng đối với thương hiệu sẽ xác định liệu các nhà cung cấp dịch vụ Internet (như Gmail, …) đưa email của doanh nghiệp đến hộp thư đến hay thư mục rác. Tương tự như thế giới thực, email marketing đơn thuần là nghệ thuật giao tiếp với con người và cần được thực hiện tuần tự để xác lập mối quan hệ.

Tại bài viết này, Zetamail sẽ cùng bạn thảo luận về hai cách quan trọng nhất để tăng mức độ tương tác với người đăng ký của bạn, bao gồm: quy trình đăng ký và email chào mừng.

ĐẢM BẢO MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC NGAY TỪ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ

Quá trình đăng ký được đánh giá là rất quan trọng trong việc khởi tạo và đảm bảo mức độ tương tác của người đăng ký email. Cụ thể, đây là bước đầu tiên mà khách hàng tiềm năng thực hiện để bắt đầu giao tiếp với bạn. Lúc này, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng kỳ vọng của khách hàng được đáp ứng. Ví dụ, thường chúng ta thấy khách hàng cung cấp địa chỉ email của họ để có được quyền truy cập vào một trang web mà không biết rằng họ đang tự động được đăng ký để nhận bản tin. Các nhà tiếp thị ẩn đằng sau các điều khoản và điều kiện lý do, nhưng hãy trung thực, ai có thời gian để đọc các điều khoản đó khi điều duy nhất bạn muốn là phiếu giảm giá? Loại hành vi này tạo ra sự ngờ vực đối với một thương hiệu.

Để đảm bảo rằng giao tiếp hiệu quả với khách hàng qua email, ngay từ đầu, khách hàng cần phải biết họ đang đăng ký gì khi họ nhập email nhận thông tin từ một thương hiệu. Bởi đó là điều quyết định sau này họ sẽ phản hồi hay dừng tương tác với email từ doanh nghiệp. Đặc biệt, tốt nhất hãy để cho khách hàng lựa chọn tần suất nhận thư cũng như nội dung mà họ quan tâm.

Quy trình đăng ký cũng có thể được các nhà tiếp thị sử dụng để thu thập thông tin về tùy chọn của người đăng ký, sau đó cung cấp cho họ trải nghiệm được cá nhân hóa và tùy chỉnh hơn. 

Dưới đây là ví dụ về trang đăng ký tốt:

Trang đăng ký tốt, tăng mức độ tương tác với người đăng ký

Trang đăng ký tốt, khơi gợi sự tương tác với người đăng ký

Nhấp vào ‘email’, trong ví dụ được đánh dấu ở trên, hiển thị màn hình sau đây dưới dạng cửa sổ bật lên:

thông báo về việc nhận email marketing từ thương hiệu sẽ tăng mức độ tương tác của người đăng ký email

Pop-up (cửa sổ thông báo về việc nhận email marketing từ thương hiệu)

Cửa sổ bật lên này hiển thị cho người đăng ký chính xác những gì họ đang đăng ký và tần suất họ sẽ nhận được email từ Net-a-Porter.

Nó cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng hộp kiểm liên quan đến việc nhận bất kỳ loại thông tin liên lạc nào từ thương hiệu này được bỏ chọn theo mặc định. Điều này sẽ cho phép các người đăng ký tự đánh dấu vào nó và sẽ tích cực tương tác với thương hiệu của bạn. Điều này sẽ cho thấy rằng họ thực sự quan tâm tới thương hiệu của doanh nghiệp.

Một quá trình đăng ký tốt tạo nên danh sách những người đăng ký thực sự quan tâm đến thông tin được cung cấp bởi doanh nghiệp. Rất nhiều nhà tiếp thị tin rằng có quá trình chọn tham gia kép (double opt-in) hoặc thậm chí là tính năng CAPTCHA sẽ ngăn người đăng ký tiềm năng tiếp tục đăng ký. Tuy nhiên, thống kê đã chỉ ra rằng danh sách người đăng ký nhỏ, chất lượng đem lại ROI cao trong dài hạn hơn một danh sách lớn những tài khoản không tương tác. Hơn nữa, việc không tương tác hoặc khiếu nại spam có thể tác động tiêu cực đến danh tiếng của thương hiệu cũng như khả năng phân phối email (deliverability) đến hòm thư Inbox. 

Sau khi người đăng ký đã đăng ký nhận thông tin từ thương hiệu, thương hiệu có thể gắn kết mối quan hệ đó như thế nào? Câu trả lời nằm ngay tại phần tiếp theo …

TĂNG MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC VỚI EMAIL CHÀO MỪNG

Chúng ta hiểu rằng ấn tượng đầu tiên là điều quan trọng, vậy nên email chào mừng có tính quyết định cho mức độ tương tác của người đăng ký với email của doanh nghiệp. Email chào mừng là trải nghiệm đầu tiên mà người đăng ký sẽ có với thương hiệu của bạn và điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng trải nghiệm này là một trải nghiệm tích cực. Chiến dịch chào mừng là cách hay để giới thiệu người đăng ký mới với thương hiệu của bạn, đồng thời giao tiếp với người đăng ký dựa trên sở thích và mối quan tâm của họ.

Một nghiên cứu từ Return path đã chứng minh rằng một chiến dịch email chào mừng tạo ra tỷ lệ đọc cao hơn từ người đăng ký. Ngay cả khi theo thời gian, tỷ lệ đọc giảm xuống thì nó vẫn ở mức cao hơn nhiều so với những người không đọc hoặc không nhận được email chào mừng.

Chuỗi email chào mừng có thể được các nhà tiếp thị sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Một số sử dụng chúng như một thông điệp ” Cảm ơn bạn đã tham gia ”, một số khác sử dụng chúng để cho phép người đăng ký xác định tùy chọn của họ. Hay một vài email giới thiệu về thương hiệu và đặc tính của nó cho người đăng ký. Hãy tạo ra kịch bản email marketing hấp dẫn để lôi cuốn người đọc. Và việc này sẽ dễ dàng hơn khi bạn sử dụng phần mềm email marketing chuyên nghiệp. 

Thông điệp chào mừng hoặc chuỗi chào mừng là cách tốt nhất để bắt đầu mối quan hệ lâu dài với người đăng ký, cung cấp các ưu đãi khác nhau hấp dẫn hơn đối thủ cạnh tranh. Hoặc thậm chí làm cho người đăng ký cảm thấy họ đã tham gia câu lạc bộ VIP có thể giúp xây dựng niềm tin đó.

Dưới đây là một ví dụ hay về chiến dịch chào mừng:

Chiến dịch email marketing chào mừng sẽ giúp tăng mức độ tương tác của người đăng ký

Chiến dịch email marketing chào mừng rất hay từ thương hiệu thời trang Ted Baker

Chuỗi email chào mừng cũng là một cách hay để các thương hiệu xem người đăng ký phản ứng như thế nào với cách giao tiếp hay giới thiệu đó. Marketers có thể điều chỉnh các lần gửi tiếp theo để tăng mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu.

Để thiết lập niềm tin với người đăng ký, các nhà tiếp thị cần phải ý thức về việc “đánh bom” họ bằng các bản tin họ chưa đăng ký hoặc gửi cho họ những thông tin không liên quan sẽ gây ra các vấn đề trong thời gian dài như khiếu nại gia tăng. Khi đó, ISP sẽ bảo vệ khách hàng của họ bằng cách chuyển các email marketing đến thư mục rác hoặc đơn giản là chặn hoàn toàn. Một khi sự tin tưởng và danh tiếng không còn, các nhà tiếp thị sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian từ để lấy lại nó – dẫn đến doanh thu sụt giảm.

Và nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội quý giá với email chào mừng, thì có thể đọc thêm bí kíp email marketing lôi kéo khách hàng ít tương tác.

Tóm tắt lại, một chiến dịch email marketing hiệu quả là khi các nhà tiếp thị kiểm soát được mức độ tương tác của người đăng ký với email của mình. Để làm được điều ấy, đừng quên chắt lọc danh sách tài khoản đăng ký để có được danh sách liên hệ chất lượng và bỏ qua cơ hội thiết lập quan hệ tốt với họ ngay từ những email chào mừng.

Nguồn: Mapp.com

Biên dịch: Đội ngũ Zetamail.