ý tưởng email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

<span style=”font-weight: 400;”>Tại Zetamail, chúng tôi nhận được rất nhiều lời than phiền rằng: sự tương tác như mở mail/ nhấp link sụt giảm nghiêm trọng sau 3-4 chiến dịch. Điều này cho thấy sự quan tâm của khách hàng tiềm năng với những email nuôi dưỡng giảm dần qua các chiến dịch. 

Theo một khảo sát gần đây của MarketingSherpa, điều khiến 58% người ngừng đọc/ hủy đăng ký nhận tin là do nội dung email nuôi dưỡng “thiếu liên quan”. 

Điều này cũng đang đúng với các khách hàng tại Zetamail. Chúng tôi thấy rằng quả thực các nhà tiếp thị đang thiếu ý tưởng khiến email nuôi dưỡng trở nên “có liên quan” đối với khách hàng tiềm năng của họ. Những chiến dịch email được gửi đi có nội dung giới thiệu và chào hàng từa tựa nhau, không liên quan tới mối quan tâm/ vấn đề của người nhận. 

Vậy thì, làm cách nào để chúng ta lựa chọn thông điệp nuôi dưỡng phù hợp & hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu? Cùng Zetamail điểm qua 5 ý tưởng hay cho email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng tại bài viết dưới đây nhé! 

1. Xây dựng thông điệp nói lên các vấn đề của khách hàng  

Điều quan trọng là bạn phải biết khách hàng muốn gì để phục vụ họ tốt hơn. Bạn có biết điều gì thúc đẩy và quan trọng đối với khách hàng của bạn không? Nếu không, hãy hỏi họ.

customer pain point

Hãy viết email về vấn đề của khách hàng

Bạn có thể lựa chọn mất nhiều thời gian cho việc “đoán sai” hoặc hỏi khách hàng tương lai xem điều gì quan trọng với họ. Bạn có thể thực hiện việc này trực tiếp qua điện thoại hoặc sự kiện, …

2. Hiểu khách hàng tiềm năng của bạn đang ở đâu trong hành trình mua hàng

Khi khách hàng đến với một thương hiệu, họ sẽ trải qua hành trình mua hàng bao gồm các giai đoạn: nhận biết, thích thú, cân nhắc, quyết định. Điều quan trọng là bạn cần xác định khách hàng của bạn đang ở đâu trong hành trình mua hàng? Sau đó, bạn mới có thể cung cấp thông tin phù hợp cho mỗi giai đoạn. 

hanh trinh khach hang

Bạn cần xác định khách hàng đang ở đâu trong hành trình mua hàng

Ví dụ, nếu khách hàng ở giai đoạn đầu, mới biết tới sản phẩm/ giải pháp mà bạn đang cung cấp, đừng gửi cho họ email bán hàng, thôi thúc họ chuyển đổi. Lúc này, điều bạn cần làm là cung cấp nhiều hơn các kiến thức chuyên môn, thông tin hữu ích để xây dựng niềm tin của người mua với thương hiệu của bạn. 

3. Thông điệp phân đoạn dựa trên ngành và quy mô 

Đối với email b2b, thông tin ngành rất có thể sẽ cho bạn biết khách hàng tiềm năng đang gặp phải những khó khăn gì. Đồng thời, quy mô công ty sẽ cung cấp cho bạn một gợi ý về các nguồn lực mà họ có sẵn để giải quyết những thách thức này. Hãy nhớ thêm thông tin này vào dữ liệu tiếp thị để bạn có thể dễ dàng xác định phân khúc khách hàng mục tiêu đối với nhóm khách công ty.

khách hàng mục tiêu

Phân khúc khách hàng mục tiêu dựa trên dữ liệu ngành & quy mô

4. Lập sơ đồ nội dung và thông điệp dựa trên vai trò hoặc chức năng công việc

Việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hiệu quả bắt đầu bằng việc lắng nghe khách hàng để thực sự hiểu họ và sau đó nó đòi hỏi bạn phải xác định được cá tính của khán giả.

  • Chức năng công việc của họ là gì?
  • Họ đóng vai trò gì trong quá trình mua hàng (người có ảnh hưởng, người ra quyết định, thu thập thông tin)?
customer pain point

Vẽ ra chân dung khách hàng

Ví dụ: dựa trên kinh nghiệm của tôi, người ra quyết định tham gia rất nhiều vào giai đoạn đầu và cuối của quá trình mua B2B nhưng lại để giữa quá trình cho những người có ảnh hưởng.

Bạn sẽ cần điều tra xem ai tham gia vào thời điểm nào trong quá trình mua hàng để bạn có thể phân đoạn thông điệp của mình.

  • Nội dung họ cần là gì?
  • Những vấn đề họ gặp phải là gì?

5. Chạy các chiến dịch thử nghiệm email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Mỗi khán giả phản ứng khác nhau với các phong cách email nuôi dưỡng khác nhau. Đó là lý do tại sao bạn nên thử nghiệm, thử nghiệm và thử nghiệm.

thu nghiem a-b

Hãy thử nghiệm email a/b để tìm ra giải pháp cải thiện chiến dịch email marketing nuôi dưỡng

Hãy thử các dòng chủ đề khác nhau (đây là cách tăng cường mức độ liên quan yêu thích của tôi – tôi thấy rằng càng ít sử dụng cường điệu tiếp thị thì càng tốt). Ngoài ra, hãy thử các bản sao tin nhắn và lời kêu gọi hành động khác nhau. Phản hồi cho các bài kiểm tra A / B của bạn sẽ giúp bạn hiểu phong cách nào phù hợp và hữu ích nhất với khán giả của mình. Bạn nên thử nghiệm các yếu tố sẽ sử dụng lại nội dung đó nhiều lần, như: Hình ảnh, tiêu đề, call-to-action, … Bạn nên tìm hiểu thêm về thử nghiệm email A/B